Bài viết

Trang chủ / Tìm camera ẩn với cảm biến ToF trong điện thoại của bạn

Tìm camera ẩn với cảm biến ToF trong điện thoại của bạn

20 Tháng Một, 2022

Việc giấu những camera ẩn trong các phòng cho thuê hay khách sạn đang xảy ra thường xuyên. Để phát hiện ra một chiếc camera ẩn này, bạn cần phải sử dụng công nghệ đặc biệt, được gọi là tia X vì chắc chắn nó sẽ được ngụy trang rất cẩn thận mà mắt thường khó nhận biết. Các nhà nghiên cứu tại Singapore đã phát triển một giải pháp để xác định vị trí thiết bị bị ẩn bằng cảm biến ToF bên trong smartphone.

Cảm biến ToF là gì?

Smartphone cần nhận diện không gian 3 chiều để biết được những gì ở gần máy ảnh và những gì ở xa hơn. Điều này có thể được xử lý bởi ToF (Time of Flight): cảm biến sẽ phát ra chùm tia hồng ngoại và đo thời gian cần thiết để các tia phản xạ trở lại. Thời gian này sẽ lâu hơn nếu vật thể xa cảm biến.

Như các nhà nghiên cứu nhận thấy, ngoài các nhiệm vụ cơ bản, các mô – đun ToF còn thực hiện tốt công việc tìm các camera ẩn. Điều này là do ánh sáng phát ra từ cảm biến tạo ra ánh sáng chói đặc trưng trên ống kính, nhờ đó có thể nhận ra thiết bị vi phạm.

Dẫn dắt cảm biến

Vì các ứng dụng camera trên smartphone với ToF được tạo ra cho các mục đích rất khác nhau nên các nhà nghiên cứu đã phải phát triển một ứng dụng riêng và bổ sung các khả năng của cảm biến để đối phó tốt hơn trong việc tìm kiếm ánh sáng từ các camera ẩn.

Đầu tiên, họ thêm một hệ thống thông minh để thông báo cho người dùng phạm vi tối ưu để quét các đối tượng.

Thứ hai, nhóm nghiên cứu đã áp dụng một bộ lọc để lọc ra các tín hiệu không liên quan: một hình nón kéo dài khoảng 20° bắt nguồn từ camera của smartphone. Những thứ ở bên ngoài hình nón này sẽ làm cảm biến nhầm lẫn và dẫn đến kết quả không chính xác.

Cuối cùng, các chuyên gia đã áp dụng bộ lọc lập trình tự học để giảm hơn nữa tỷ lệ sai sót. Thực tế là độ phân giải của cảm biến ToF rất thấp, chỉ 320 × 240 pixel. Vì lý do này, cảm biến không dễ dàng xác định chính xác kích thước, hình dạng và cường độ của ánh sáng chói – và chính những thông số này sẽ giúp phân biệt camera ẩn với các vật thể vô hại khác.

Kiểm tra kết quả

Các nhà nghiên cứu đã thực hiện một thử nghiệm để xác định mức độ hiệu quả của phương pháp này trong thực tế. Nghiên cứu có sự tham gia của 379 tình nguyện viên, những người được yêu cầu tìm camera ẩn theo ba cách: (1) bằng mắt thường; (2) – với máy dò chuyên dụng hiện có trên thị trường; và (3) – với LAPD (?). Họ có 30–60 giây để tìm kiếm – khoảng thời gian mà một khách du lịch sẵn sàng dành cho hoạt động này.

Và kết quả cho thấy phương pháp LAPD đạt hiệu quả tốt nhất. Tỷ lệ tìm thấy các camera ẩn đạt 88,9% trong khi đó ở cách thứ nhất là 46% và cách thứ hai khi sử dụng 2 chế độ có kết quả lần lượt là 62,3% với 57,7%. Ngay cả khi các nhà nghiên cứu thay đổi ánh sáng để làm cho việc tìm kiếm khó khăn hơn, tỷ lệ phát hiện vẫn không giảm xuống dưới 77,8%. Tỷ lệ dương tính giả cũng thấp, chỉ ở mức 16,67%.

Đang tiến hành thử nghiệm

Theo các chuyên gia, do hiện tại các cảm biến ToF vẫn thiếu độ phân giải và độ chính xác để làm việc, với việc không phải tất cả các điện thoại thông minh đều có một mô-đun như vậy nên đến khi thiết kế được cải tiến và các nhà sản xuất tung ra camera mới, người dùng sẽ phải kiên nhẫn và dựa vào các phương pháp khác để phát hiện camera ẩn.

 Xem chi tiết bài viết: Tại đây